Trang chủ » HƯỚNG DẪN BẢO VỆ BẢN THÂN KHI GẶP ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT

HƯỚNG DẪN BẢO VỆ BẢN THÂN KHI GẶP ĐỘNG ĐẤT Ở NHẬT

  • bởi

Các bạn đang sống tại Nhật thường chỉ chú ý đến động đất. Nhưng ít các bạn biết rằng động đất ít trực tiếp gây ra chết người, mà thường các hệ quả kéo theo gây thương tổn: Nổ, cháy, xì gas, ngạt khói và sóng thần v.v Các bạn thường chưa được trang bị các kỹ năng khi động đất sảy ra mà khi sang Nhật làm việc mới được dạy các kỹ năng đó. Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nguồn Nhân Lực Điều Dưỡng Chăm Sóc Nchr.jsc sẽ hướng dẫn các bạn các kỹ năng xử lý khi sảy ra động đất tại Nhật bản để các bạn có thể tránh được những thương tổn khi có động đất sảy ra nhé! 😘😘

1. Nếu động đất khi bạn đang trong lớp học hoặc trong phòng kín thì nên làm gì?

– Ngồi xuống sàn nhà hoặc chui xuống một gầm bàn/giường… những khung vững chắc để chống đỡ đồ vật rơi mà vẫn tạo khoảng trống để trú nấp và có khí thở. Nhớ giữ trong tư thế sẵn sàng di chuyển dưới vật cản.

– Tránh những nơi nguy hiểm như gần cửa sổ, bên dưới những vật treo trên trần nhà, đồ nội thất có chiều cao lớn (gương, tủ…) hoặc những đồ dể rơi vỡ.

– Nếu mất điện, dùng đèn pin, điện thoại để chiếu sáng, đừng dùng nến hay diêm, vì chúng có thể gây hỏa hoạn.

– Không nên dùng thang máy.

2. Vật dụng nên mang theo

Những đồ vật nên chuẩn bị trước:
– Tiền mặt: ngoài tiền giấy cần chuẩn bị thêm tiền xu để gọi điện thoại công cộng
– Giấy ướt (5 hộp dạng trụ đứng, mỗi hộp 100 tờ): sử dụng để đánh răng và lau thìa đũa khi bị không có nước
– Dây thừng: dùng để tạo thành lều ngoài trời khi không vào được nơi lánh nạn
– Sổ ngân hàng, con dấu, thẻ: sổ ngân hàng và con dấu là 2 thứ cực kì quan trọng
– Đèn ngủ: dùng trong hoạt động cứu trợ ban đêm, mỗi thành viên trong gia đình nên có 1 chiếc
– Pin khô: nguồn điện dự trữ cho đài cầm tay, đèn pin
– Đài cầm tay: cung cấp thông tin về nơi có khả năng bị mất điện cao
– Túi bóng (to, vừa, nhỏ, mỗi loại 50 cái): dùng khi sơ cứu, dự trữ nước…
– Găng tay da: tránh bị thương do các vật sắc nhọn
– Giày thể thao dễ đi bộ: tránh bị thương do các mảnh vỡ kính…
– Đèn LED: dùng ở nhà hoặc nơi tránh nạn, nhà vệ sinh nếu bị mất điện
– Nước: 1 ngày 2 lít x 7 ngày x số người trong gia đình
– Đồ ăn (phần cho 4-5 ngày): đồ ăn khô hoặc đồ ăn liền chỉ cần thêm nước nóng
– Ba lô: đựng các vật dụng cần thiết
– Hộp sơ cứu: chuẩn bị những loại thuốc không thể thiếu như đau bụng, cảm…
– Bếp ga, bình ga mini (10-20 cái): làm nóng đồ ăn, nước uống
– Mũ bảo hiểm: sử dụng khi hoạt động ngoài trời, mỗi thành viên cần có 1 cái

3. Trẻ em ở Nhật được dạy gì khi xảy ra động đất?

4. Những điều nên chú ý sau khi xảy ra động đất ở Nhật

Động đất là dấu hiệu đầu tiên, sau đó mực nước biển thường rút đi rất nhanh trước mỗi trận sóng thần. Ngoài ra, các loài động vật sẽ nhanh chóng rời khỏi khu vực này hoặc tụ tập thành đàn tìm nơi ẩn nấp.

– Khi sóng thần ập vào, hãy lập tức tiến sâu vào đất liền, di chuyển đến những vị trí cao và khô ráo như vùng đồi núi.

-Trong trường hợp sóng thần đến quá nhanh, không kịp di chuyển, hãy leo lên những tòa nhà cao, vững chãi và bám chắc trên nóc nhà.

– Nếu bị nước cuốn trôi, kể cả biết bơi, bạn hãy bám vào ngay những vật dụng có thể nổi được như thân cây, đồ làm bằng gỗ nổi…

– Sau khi sóng rút đi, đừng quên đề phòng những đợt sóng khác rất có thể tràn vào sau đó, bằng cách tìm một chỗ trú ẩn an toàn và tìm cách liên hệ với đội cứu hộ.

– Khi được cảnh báo trước, nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực nhiễm phóng xạ càng nhanh và càng xa càng tốt. Còn nếu bạn bị bất ngờ, hãy lập tực tìm một nơi trú ẩn trong những tòa nhà xây bằng gạch hoặc bê tông.

– Tìm cách liên lạc bằng điện thoại, radio hay thậm chí bằng Facebook để biết rõ tình hình bên ngoài.

– Nếu vô tình bạn đi vào vùng nhiễm phóng xạ, hãy tạm tránh xa những người khác và tự vệ sinh cho mình:

+ Cởi bỏ quần áo cho vào một bao nhựa và buộc kín lại.

+ Tắm bằng thật nhiều xà phòng và nước để loại bỏ chất phóng xạ, nhưng lưu ý đừng làm trầy xước da.

+ Không dùng dầu xả tóc vì nó dễ gây kết dính chất phóng xạ vào tóc.

+ Nhẹ nhàng lau mũi, mí mắt, lông mi, tai bằng khăn sạch thấm nước.

– Sau đó hãy liên hệ với cơ quan chức năng và bệnh viện gần nhất để được khám tổng thể và đảm bảo an toàn cho những người xung quanh bạn.

Mặc dù thường xuyên gặp nhiều thiên tai như: động đất, sóng thần, bão… nhưng Nhật Bản khắc phục những thiệt hại do thiên tai rất nhanh. Hy vọng bài viết này giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về động đất ở Nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *